Nuôi trồng thủy sản

Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Đặc biệt là các loài cá như cá tra, cá rô phi vốn đang được nuôi rộng khắp ở Việt Nam và là mặt hàng xuất khẩu quen thuộc. Không dừng ở đó, sản xuất và xuất khẩu tôm cũng đang đà tăng nhanh. Tại Myanmar, ngành nuôi trồng thủy sản tuy kém phát triển nhưng lại có nhiều tiềm năng phát triển và tăng trưởng trong những năm tới.

Mặc dù nhiều sản phẩm nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã và đang được xuất khẩu đến nhiều thị trường quốc tế; vẫn còn nhiều dư địa để hướng đến sản xuất thủy sản bền vững hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Tương tự như nông dân trồng rau quả, nông dân nuôi trồng thủy sản rất mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, nhưng thường thiếu khả năng tiếp cận kiến thức, tài chính và phương tiện kỹ thuật để cung cấp một cách nhất quán các tiêu chuẩn cần thiết.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất bị phân mảnh giữa nhiều hộ sản xuất nhỏ gây nhiều khó khăn cho việc phát triển chuỗi giá trị bền vững và ổn định. Kể từ năm 2010, Fresh Studio đã làm việc để tăng cường sản xuất và xử lý giống. Chúng tôi thường khởi đầu với việc nghiên cứu và phát triển ứng dụng ở quy mô nhỏ, tiếp nối với việc thí điểm để thử nghiệm và giới thiệu các đổi mới ở quy mô thương mại.

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi làm việc cùng người nuôi trồng thủy sản, nhà cung cấp thức ăn cho cá và các nhà cung cấp công nghệ khác để cải tiến các phương pháp sản xuất hiện hữu, giới thiệu công nghệ mới và hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu của thị trường về sản xuất bền vững, an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và sản lượng.

viVI